(Gotrangtri.vn) Lăng Tự Đức là một trong những công trình kiến trúc có 1 – 0 – 2 trong quần thể kiến trúc cung điện và lăng mộ của các vua dưới thời nhà Nguyễn.  Chính sự đan xen [...]

(NoithatXHome.vn) Lăng Tự Đức là một trong những công trình kiến trúc có 1 – 0 – 2 trong quần thể kiến trúc cung điện và lăng mộ của các vua dưới thời nhà Nguyễn. 

Chính sự đan xen giữa kiến trúc cổ xưa tinh tế với không gian tươi mát của đồi núi, cây cỏ.

Lăng Tự Đức đã được xây dựng lên bởi tâm hồn thi sĩ lãng mạn, thơ mộng mang đậm cốt cách chất Huế mộng mơ.

Hôm nay, mời bạn cùng chuyên trang Portfolio khám phá những nét đẹp của kiệt tác kiến trúc cung đình Huế này nhé!

1. Tìm hiểu về lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức còn có tên gọi khác là Khiêm Lăng. Đây là di tích lịch sử văn hóa thuộc quần thể di tích cố đô Huế và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của thế giới vào ngày 11/12/1993. 

Lăng Tự Đức chính là nơi chôn cất của vị hoàng đế thứ 4 của triều đình nhà Nguyễn đó là vua Tự Đức tên thường gọi là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm.

Ông giữ ngôi vị được 36 năm từ 1847-1883 và đây cũng là một trong những vị vua giữ ngôi vị lâu nhất dưới triều đại nhà Nguyễn.

1.1. Quá trình xây lăng

Lăng Tự Đức chính là 1 quần thể công trình kiến trúc cung đình nhà Nguyễn có tọa lạc thuộc thung lũng hẹp của làng Dương Xuân Thượng nay là thôn Thượng Ba, phường Thủy Xuân, thành phố Huế.

Ban đầu, lăng Tự Đức có tên gọi khác là Vạn Niên Cơ (萬年基). Ngay sau cuộc Loạn Chày Vôi, vua Tự Đức đã đổi tên lăng thành Khiêm Cung (謙宮). Khi nhà vua qua đời thì lăng lại được đổi tên thành Khiêm Lăng (謙陵).

Quá trình xây lăng Tự Đức - Ảnh: Internet

Quá trình xây lăng Tự Đức – Ảnh: Internet

Năm 1864, lăng Tự Đức được khởi công xây dựng với sự góp sức của 5 vạn binh lính. Năm Tự Đức thứ 19 (1866), quá trình xây dựng Vạn Niên Cơ rất là cơ cực thế nên 1 số lượng quân sĩ và dân phu xây lăng đã đứng lên khởi nghĩa.

Vì vậy, vua Tự Đức đã đổi tên Vạn Niên Cơ thành Khiêm Cung và đã viết bài biểu trần tình để tạ tội. Đến năm 1873, Khiêm Cung đã được xây dựng xong.

1.2. Vị trí của lăng Tự Đức

Hiện nay, lăng Tự Đức có vị trí tại xã Thủy Biểu, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Lăng Tự Đức đã được xây dựng ở một khu đất rất thanh bình, trong 1 thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh bên phải chính là đồi Vọng Cảnh rất nên thơ, hữu tình.

1.3. Giá trị nghệ thuật của lăng Tự Đức

Có thể thấy rằng, với những nét vẽ kiến trúc mềm mại, thanh thoát, lăng Tự Đức đã hiển hiện lên như là một bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp. Thế nên, lăng đã được xếp vào trong danh sách những công trình kiến trúc đẹp nhất của thế kỉ XIX.

2. Khám phá quy mô và kiến trúc lăng Tự Đức

2.1. Quy mô lăng Tự Đức

Lăng Tự Đức sở hữu diện tích rộng gần 12 hecta, gấp hẳn 10 lần so với lăng Gia Long.

Về quy mô của lăng thì bao gồm: tẩm điện và lăng mộ với trên 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ khác nhau thuộc khu vực của lăng. Hầu hết những công trình kiến trúc này đều đi kèm với tên gọi “Khiêm”.

2.2. Kiến trúc cổ xưa của lăng Tự Đức

Có thể nói, lăng Tự Đức sở hữu gần 50 công trình kiến trúc khác nhau. Tuy nhiên do chiến tranh và thời gian nên nhiều công trình đã bị phá hủy.

Toàn bộ lăng đều được phân bổ trên 2 trục song song nhưng lại cân đối. Đan xen giữa những công trình kiến trúc chính là những cây đại thụ lâu năm và hồ nước trong mát đã tạo nên phong thủy hữu tình cho nơi này.

Một công trình thuộc lăng tẩm Tự Đức - Ảnh: Internet

Một công trình thuộc lăng tẩm Tự Đức – Ảnh: Internet

Xét về quần thể lăng Tự Đức sẽ được chia ra làm 3 khu vực chính là: hồ Lưu Khiêm, khu lăng mộ, và khu tẩm điện.

– Khu vực hồ Lưu Khiêm

Hồ Lưu Khiêm đã được người xưa thiết kế khi tận dụng nguồn nước từ dòng suối tự nhiên, được đào sâu và nới rộng ra. Hồ chính là nơi để vua Tự Đức dùng con thuyền để ngắm cảnh. Đặc biệt, trong hồ được trồng khá nhiều những dòng cây sen đẹp.

Nổi trên mặt hồ đó là sự hiện diện của ngôi nhà tạ là Dũ Khiêm Tạ và Xung Khiêm Tạ.

Hồ Lưu Khiêm - Ảnh: Internet

Hồ Lưu Khiêm – Ảnh: Internet

Dũ Khiêm Tạ và Xung Khiêm Tạ lại được thiết kế theo kiểu kiến trúc đậm chất cung đình xưa.

Nơi đây chính là nơi lưu trú để vua câu cá, ngắm cảnh, ngâm thơ. 2 nhà tạ này với lối kiến trúc đơn giản, diện tích không quá lớn nhưng lại tô điểm vẻ đẹp hài hòa cho hồ Lưu Khiêm.

– Khu vực lăng mộ

Đi qua hồ Lưu Khiêm đó chính là khu vực lăng mộ của vua Tự Đức. Phía trước mộ của vua chính là hồ Tiểu Khiêm được trồng những hàng thông xanh mát.

Bia mộ của vua được sử dụng vật liệu chính là đá tự nhiên. Nhưng thi hài của nhà vua nằm ở vị trí nào thì không ai hay biết. Có thể đó là nơi chôn cất bí mật.

Mộ vua Tự Đức trong Khiêm Lăng - Ảnh: Internet

Mộ vua Tự Đức trong Khiêm Lăng – Ảnh: Internet

Trong khu lăng mộ này có có phần mộ của hoàng hậu Lệ Thiên Anh vợ vua Tự Đức. Mộ của vua Kiến Phúc con nuôi vua Tự Đức.

– Khu vực tẩm điện

Qua khu lăng mộ chính là điện Hòa Khiêm thuộc khu tẩm điện của lăng Tự Đức. Ở đây, có thể nhìn thấy Khiêm Cung Môn hay là cổng tam quan, với 3 cổng vào. 

Hòa Khiêm điện lại là nơi nhà vua làm việc khi con sống và khi vua mất đi. Khiêm Cung như là hành cung thứ 2 của vua Tự Đức.

Khu tẩm điện còn có Minh Khiêm Đường. Đây chính là nhà hát cổ nhất của Việt Nam.

Nhà hát này được xây dựng trong khu lăng Tự Đức của vua. Vua không chỉ sáng tác thơ mà ông còn có khiếu viết kịch, với nhiều vở tuồng hay diễn tại Minh Khiêm Đường.

Nhà hát Minh Khiêm Đường - Ảnh: Internet

Nhà hát Minh Khiêm Đường – Ảnh: Internet

Rời khỏi Minh Khiêm Đường, du khách sẽ tới Lương Khiêm Điện, Trì Khiêm và Y Khiêm Điện.

Theo dòng chảy thời gian, đã làm cho những nơi này chỉ còn gạch và vài bức tượng không còn nguyên vẹn như ban đầu. Và đây cũng là công trình cuối cùng trong khu tẩm điện của lăng Tự Đức.

Lối dẫn từ Ôn Khiêm Đường ra Trì Khiêm và Y Khiêm Điện - Ảnh: Internet

Lối dẫn từ Ôn Khiêm Đường ra Trì Khiêm và Y Khiêm Điện – Ảnh: Internet

 

4. Chùm ảnh về tuyệt tác kiến trúc lăng Tự Đức

Ẩn đằng sau những đường nét kiến trúc mỹ miều, lăng Tự Đức lại trở nên đẹp đẽ, thơ mộng với những cảnh quan thiên nhiên đẹp mắt, thanh bình. Dưới đây là chùm ảnh bao trọn về tuyệt tác kiến trúc của lăng Tự Đức sẽ giúp độc giả chiêm ngưỡng một cách trọn vẹn nhất.

Khiêm Cung Môn nằm thẳng hàng với Dũ Khiêm Tạ - Ảnh: Internet

Khiêm Cung Môn nằm thẳng hàng với Dũ Khiêm Tạ – Ảnh: Internet

5. Lời kết

Không đẹp theo kiểu ngông nghênh và bố cục ngạo nghễ như vua Khải Định.

Lăng Tự Đức lại xuất hiện rất thơ mộng, nhã nhặn theo kiểu kiến trúc nho giáo với nét đẹp trầm mặc, phảng phất tâm hồn thi sĩ của vua Tự Đức. Thế nên đã để lại nhiều ấn tượng khó phai trong lòng du khách khi đến với Huế mộng mơ.

Đừng quên ghé qua gotrangtri.vn để cập nhật thêm nhiều công trình kiến trúc khác và ngắm những mẫu thiết kế nội thất mới nhất nhé!

Nguyễn Chiên – Nguồn tổng hợp


894 1
Thỏa mãn nhu cầu trang trí nhà tại NoiThatXhome.vn

Thiết kế nội thất
Kiến tạo cảm xúc

Chúng tôi tính toán mọi chi tiết để đảm bảo rằng mỗi bản thiết kế nội thất là sự kết nối phù hợp, tối ưu chi phí đem đến sự hài lòng cho khách hàng. 
Giải pháp tư vấn, thiết kế & thi công nội thất của NoithatXHome.vn mang lại sự đơn giản mà tinh tế trong không gian trọn vẹn.

Thẻ bài viết: , ,