Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết: Năm 2011, dự kiến tổng công suất của ngành thép nước ta sẽ là 8,8 triệu tấn. Điều đó có nghĩa là công suất sản xuất thép xây dựng của Việt Nam đạt mức cao gấp đôi so với nhu cầu. Con số này của năm 2010 là 7,8 triệu tấn trong khi nhu cầu chỉ là 4,9 triệu tấn. Thị trường dư thừa xong giá thép luôn có nhiều biến động. Thông thường, mỗi khi giá thép tăng thì các đại lý lại “găm hàng” đẩy giá thép lên cao. Còn nay, thị trường đang có dấu hiệu diễn biến theo chi
Ảnh: Thái Anh
Thép đại lý rẻ hơn nhà máy
Chỉ chưa đầy 3 tháng đầu năm 2011, giá thép đã leo thang tới 4 - 5 lần với tổng mức tăng khoảng 2 triệu đồng/tấn. Trong khi trước đó, từ cuối tháng 12/2010, các DN thép chỉ mới tăng giá khoảng 300 nghìn đồng/tấn, nhưng bước sang tháng 2 và đầu tháng 3/2011, giá thép bắt đầu "phi mã" với mức tăng mỗi đợt khoảng 400 - 600 nghìn đồng/tấn (có DN tăng tới 800 nghìn đồng/tấn). Tại thời điểm giữa tháng 3, giá thép đang đứng ở mức 18 triệu đồng/tấn chưa có thuế giá trị gia tăng (VAT). Các DN thép lý giải, do lo ngại giá thép tiếp tục tăng cao vì biến động của giá nguyên nhiên liệu đầu vào cũng như các tác động của chính sách tiền tệ, tỷ giá nên các Cty thương mại và Cty xây dựng đã mua tích trữ, khiến cho lượng thép sản xuất và tiêu thụ tăng khá mạnh. Tuy nhiên, đến cuối tháng 3, giá thép đã bắt đầu giảm nhẹ. Một số Cty thép khu vực phía Nam đã giảm giá từ 200 - 300 nghìn đồng/tấn. Chủ một đại lý thép trên phố Thanh Nhàn (Hà Nội) cho biết, đại lý này đang phải bán thép thấp hơn giá thép tại nhà máy là 200 nghìn đồng/tấn. Lý do là lúc giá cao, đại lý này lại “ôm” một lượng hàng lớn. Nay nhận thấy thị trường khó có thể lên giá nữa nên đành “đẩy” hàng ra. “Lỗ một chút nhưng giải phóng được hàng tồn kho, thu hồi được vốn là tốt rồi”, chủ đại lý cho biết.
Thép cuộn “kêu cứu”
Tuy nhiên, dù là diễn biến theo chiều hướng nào thì thị trường thép trong nước cũng phải chịu áp lực rất lớn từ thép ngoại. Còn trong nước, giá xăng, điện tăng cao, nếu không tăng giá thép thì các DN thép lâm vào tình thế không thể “trụ” được. Còn tăng giá thì lại tạo cơ hội cho thép ngoại có giá rẻ hơn tràn vào. “Cung” vượt xa “cầu” cộng với khả năng cạnh tranh kém đã khiến thị phần thép nội ngày càng thu hẹp trên thị trường. Hai tháng đầu năm, thị phần thép cuộn phi 6, phi 8 của các DN phía Nam chỉ còn 14%, phía Bắc còn 20% trong khi các tháng trước đó, tỷ lệ này là 30%.
Ông Nguyễn Tiến Nghi - Phó chủ tịch VSA cho biết, trong hai tháng đầu năm, lượng thép nhập khẩu khoảng 350 nghìn tấn mỗi tháng, chủ yếu là thép phi 6 và phi 8 khiến các nhà sản xuất thép trong nước bị ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, một lượng lớn lô hàng được nhập về cảng Sài Gòn nhưng mang danh hiệu thép chứa vi lượng Bo. Trước thông tin thép ngoại tràn vào thị trường Việt Nam dưới danh nghĩa que hàn, ông Nguyễn Tiến Nghi khẳng định: VSA chưa có thông tin chính thức về vấn đề này. Tuy nhiên ông Nghi cho rằng, nhu cầu que hàn ở Việt Nam không lớn, nên nếu lượng que hàn được nhập khẩu nhiều thì rất có thể phải bán dưới danh nghĩa thép xây dựng. Những yếu tố này đã góp phần “phá giá” thép trong nước.
Trước thực trạng trên, mới đây nhất, VSA đã phải lên tiếng kiến nghị kiểm soát tình trạng nhập khẩu thép cuộn phi 6, phi 8, kể cả que hàn. Hiệp hội Thép cho rằng cần kiểm tra mức thuế đối với từng loại thép nhập khẩu. Cụ thể, thép chứa nguyên tố hợp kim vi lượng Bo của Trung Quốc được sử dụng làm thép xây dựng phải áp dụng mức thuế là 10% và chỉ được áp mức thuế là 0% khi sử dụng làm que hàn. Thép ASEAN phải được sản xuất từ phôi và cán tại các nước ASEAN mới được hưởng mức thuế suất 0%. VSA đã đề nghị Tổng cục Hải quan, Vụ chính sách thuế (Bộ Tài chính) và Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cần có biện pháp khẩn cấp, kiểm tra các lô thép cuộn thực hiện đúng quy định đăng ký nhập khẩu tự động để kiểm soát chặt chẽ hàng nhập khẩu, hạn chế ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.
Hiện nay, trong cả nước có 32 DN thép và bản thân họ đang phải cạnh tranh rất khốc liệt với nhau. Nếu tăng giá cao quá sẽ rất khó bán và lợi dụng điều này thép Trung Quốc và các nước khác sẽ tràn vào. Đây là một thực trạng khiến cho ngành thép luôn lo lắng trong nhiều năm qua.
Bình luận & chia sẻ bài viết