Khải hoàn môn hay cổng chiến thắng là một công trình kiến trúc mang tính chất như một tượng đài, thường có kiến trúc là mái vòm được xây dựng ở nhiều nơi trên thế giới. Dưới đây là những Khải hoàn môn cổ đại tuyệt vời nhất được xây dựng ở những nơi khác nhau trên thế giới.

Khải hoàn môn hay cổng chiến thắng là một công trình kiến trúc mang tính chất như một tượng đài, thường có kiến trúc là mái vòm được xây dựng ở nhiều nơi trên thế giới. Dưới đây là những Khải hoàn môn cổ đại tuyệt vời nhất được xây dựng ở những nơi khác nhau trên thế giới.

1. Khải hoàn môn Septimus Severus – Rome, Italia (năm 203 trước CN)

Cổng vòm Septimus Severus, là khải hoàn môn, được làm bằng cẩm thạch trắng. Nó được đặt tại phía Đông Bắc của thành phố Rome đất nước Italia. Được thiết kế vào năm 203 trước công nguyên để kỉ niệm chiến thắng của người Pat thi dưới đế chế Septimus Severus và 2 người con trai của ông, Caracalla và Geta, trong 2 chiến dịch chống lại người Pa thi năm 194/195 và 197- 199.



Sau cái chết của Septimus Severus, con trai ông Caracalla và Geta tranh nhau đoạt quyền. Caracalla đã ám sát Geta vào năm 212, lễ truy điệu Geta bị phá hủy và tất cả những hình ảnh hay sự kiện về ông đều bị xóa bỏ khỏi các tòa nhà và các tượng đài. Do đó, hình ảnh của Geta và những bia đá dành cho ông đã bị xóa sạch khỏi cổng vòm.

2.Khải hoan môn Hadrian – Athens, Hy Lạp (năm 131 - 132 trước CN).

Cổng vòm Hadrian là một cửa ngõ vĩ đại bắc qua con đường cổ từ trung tâm của Athen cho tới khu kiến trúc phía Đông của thành phố bao gồm đền thờ Olympian Zeus. Cổng vòm cách phía Đông Nam Acropolis 325m.


Khải hoan môn Hadrian tại Athens, Hy Lạp


Người ta cho rằng cổng vòm được xây dựng để chào đón sự xuất hiện của hoàng đế La mã Hadrian và để vinh danh ông cho rất nhiều các hoạt động từ thiện của ông dành cho thành phố, những lời ca tụng ông được hoàn thành vào năm 131 hay 132 trước công nguyên.

3.Khải hoàn môn Hadrian - Thổ Nhĩ Kỳ (năm 130 trước CN)


Khải hoàn môn Hadrian còn được gọi là cổng Hadrianus


Khải hoàn môn được xây dựng dưới tên của hoàng đế Hadrianm, người đã tới thăm Antalya vào năm 130 trước Công nguyên, có tên là cổng Hadrian hay cổng Hadrianus, bao gồm ba cổng vòm. Phần trên cổng Hadrian có ba lỗ hổng theo dạng hình vòm, ngoài cột được xây dựng hoàn toàn bằng cẩm thạch trắng.

4.Khải hoàn môn Orange (Pháp) (năm 27 trước CN)

Khải hoàn môn Orange ở thị trấn Orange, phía Đông Nam nước Pháp, được xây dựng trong suốt triều đại Augustus, dựa trên nguyên bản của Agrippa để vinh danh các cựu chiến binh trong chiến tranh Gallic và Legio II Augusta.

Sau đó, nó được xây dựng lại bởi hoàng đế Tiberus để kỷ niệm chiến thắng của bộ tộc người German tại Rhineland.


Khải hoàn môn Orange ở thị trấn Orange, phía Đông Nam nước Pháp


Cổng vòm bao gồm những câu khắc ám chỉ hoàng đế Tiberius vào năm 27 trước Công Nguyên và được trang trí với rất nhiều hình ảnh về quân đội, trong đó có những trận đánh hải quân, chiến lợi phẩm và trận chiến La Mã giữa người Germanics và Gauls.

5. Khải hoàn môn Sergii – Pula, Croatia (khoảng năm 29 – 27 trước CN)

Khải hoàn môn La Mã cổ đại này được gọi là cổng Vòm Sergii đặt trên Pula, Croatia. Cổng vòm tưởng niệm 3 anh em gia đình nhà Sergii, Lucius Sergius Lepidus, vị lãnh đạo 29 quân đoàn tham gia trong trận đánh Actium và giải tán vào năm 27 sau công nguyên.


Khải hoàn môn Sergii tại Pula, Croatia.


Điều này gợi ý nên khoảng thời gian xây dựng của công trình vào khoảng năm 29 – 27 trước công nguyên. Cổng vòm đứng sau cánh cổng hải quân đầu tiên của quân đội La mã. Sergii là một gia đình đầy quyền lực của quân đội và họ duy trì sức mạnh trong hàng thế kỉ.

6. Khải hoàn môn Marcus Aurelius và Lucius Verus – Tripoli, Libya.


Khải hoàn môn Marcus Aurelius kỉ niệm chiến thắng của anh em nhà
Lucius Verus.


Tượng đài bằng đá cẩm thạch này được gọi là cổng vòm Marcus Aurelius để kỉ niệm chiến thắng của anh em nhà Lucius Verus. Năm 161, vị vua người Patthi Vologase IV đã tấn công hoàng đế La Mã và thủ tiêu 9 quân đoàn Hispana. Lucius Verus đã lãnh đạo cuộc tấn công và thủ tiêu thủ đô Pathi Ctesiphon.

7. Khải hoàn môn Trajan tại Timgad, Algeria


Khải hoàn môn Trajan ở phía Tây thành phố Timgad, Algeria


Khải hoàn môn nổi lên ở phía Tây cuối thời đại Decumanus được gọi là cổng vòm Trajan. Nó cao 12m và được khôi phục lại một phần vào năm 1900. Cổng vòm phần lớn được xây bằng đá cát, mang kiến trúc Corin với 3 nhịp cong, phần trung tâm rộng hơn 3 mét. Cổng vòm cũng được biết đến là khải hoàn môn Timgad.

8. Khải hoàn môn Trajan - Ancona, Ý

Cổng vòm được xây dựng bằng đá cẩm thạch và có độ cao 18,5m. Nó được dựng thẳng đứng như một lối vào cho con đường dẫn tới bức tường là tác phẩm của vị vua Trajan trên bến cảng.


Khải hoàn môn Trajan được xây dựng bằng đá cẩm thạch và có
độ cao 18,5m.


Lối đi có mái vòm chỉ rộng chừng 3m, với 2 bên sườn là cột trụ được chạm khắc với những đường rãnh của thành Corin (người Hy Lạp).