Thời gian qua, tại nhiều địa phương trên cả nước xảy ra tình trạng dự án đã được giao đất song chủ đầu tư chậm triển khai xây dựng. Tại Hà Nội, thống kê của HĐND thành phố cho thấy, tính đến hết tháng 4-2021, có 324 dự án đã được giao đất song chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai.

Thời gian qua, tại nhiều địa phương trên cả nước xảy ra tình trạng dự án đã được giao đất song chủ đầu tư chậm triển khai xây dựng. Tại Hà Nội, thống kê của HĐND thành phố cho thấy, tính đến hết tháng 4-2021, có 324 dự án đã được giao đất song chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, song chủ yếu là chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính, được giao dự án song không triển khai, gây lãng phí, thiệt hại cho Nhà nước. Có dự án, chủ đầu tư xây dựng dở dang, huy động tiền của khách hàng rồi bỏ trốn...

Để ngăn chặn tình trạng chủ đầu tư "ôm đất" rồi bỏ hoang, tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10-9-2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản, ngoài sửa đổi quy định điều kiện tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh bất động sản phải công bố thông tin nhằm bảo đảm sự công khai, minh bạch, hạn chế tối đa các rủi ro xảy ra với khách hàng, khắc phục tình trạng lừa đảo do đăng bán bất động sản không có thực; Bộ Xây dựng cũng đề xuất bổ sung quy định về vốn chủ sở hữu đối với chủ đầu tư dự án.

Theo đó, chủ đầu tư dự án phải có vốn chủ sở hữu không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô dưới 20ha và không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô từ 20ha trở lên. Quy định này nhằm bảo đảm chủ đầu tư phải có năng lực tài chính để thực hiện, tránh tình trạng bỏ trống dự án, không triển khai hoặc chậm triển khai sau khi được Nhà nước chấp thuận.

Việc quản lý, ngăn chặn dự án bỏ hoang sẽ được "siết" chặt hơn trong thời gian tới, nhưng cùng với đó, người dân có nhu cầu mua nhà vẫn cần tìm hiểu kỹ năng lực chủ đầu tư để tránh gặp phải các dự án "trùm mền"...