Trong kỹ thuật lắp đặt xương trần chìm, ngoài các yêu cầu về khẩu độ, cao độ hầu hết anh em thợ đều đã biết và thực hiện. Tuy nhiên, có hai vấn đề về lắp đặt xương mà nhiều anh em thợ còn bỡ ngỡ, khó làm dẫn đến tình trạng thiếu thợ và giá nhân công trần được đẩy lên rất cao tại một số dự án, đó là:
Đi xương tránh lỗ đèn và thiết bị cơ điện
- Lắp đặt xương đầy đủ, nghiệm thu rồi mới bắn tấm
Trong phạm vi bài viết chúng tôi sẽ giúp anh em thợ nắm rõ hơn về mặt kỹ thuật của hai điểm trên.
Yêu cầu đi xương tránh lỗ đèn và thiết bị cơ điện
Để thực hiện được việc đi xương tránh lỗ đèn và thiết bị cơ điện, các đội thợ cần phải đọc bản vẽ mặt bằng thiết kế cơ điện. Sau đó, lập bản vẽ thi công lắp đặt xương trần sao cho tránh vị trí vướng thiết bị điện. Ưu điểm của việc này sẽ đảm bảo sau này khi khoét các lỗ đèn sẽ không phải cắt xương, ảnh hưởng đến độ chắc chắn, độ phẳng và thẩm mỹ của trần. Tuy nhiên, do đặc thù nên khi thi công sẽ tốn vật tư và nhân công.
Việc tránh lỗ đèn có thể thực hiện bằng một trong hai cách sau:
1 Tịnh tiến toàn bộ hệ xương trần trên mặt bằng, khoảng cách lẻ nằm ở phía ngoài (hình 1)
2. Đi xương từ trái qua phải, nếu gặp đèn hoặc thiết bị điện thì co ngắn khẩu độ và tránh đèn
Với yêu cầu đi xương trước, nghiệm thu và bắn tấm sau
Yêu cầu này để đảm bảo dễ dàng kiểm tra chủng loại, khẩu độ, cao độ và số lượng xương trên trần trước khi bắn tấm, các vị trí sẽ phải gia cố trước khi bắn. Trần sẽ chắc chắn hơn, khi bắn tấm không bị võng xệ trần.
Tuy nhiên nhược điểm sẽ khiến thi công lâu hơn do đi xương đầy đủ, không trốn được xương mặt dựng và cấp hạ, phải cân chỉnh xương đạt yêu cầu trước khi bắn tấm.
Chúng tôi hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp anh em thợ dễ dàng giải quyết hai điểm khó trong quy trình lắp đặt xương trần chìm và có những công trình đẹp đúng kỹ thuật.
Bình luận & chia sẻ bài viết