Tìm kiếm sản phẩm?

Lịch sử hình thành huyện Ba Tri và đất ruộng An Ngãi Trung Ba Tri

Lịch sử hình thành huyện Ba Tri và đất ruộng An Ngãi Trung Ba Tri

Lịch sử hình thành huyện Ba Tri và đất ruộng An Ngãi Trung Ba Tri

Bạn muốn tìm hiểu về đất ruộng An Ngãi Trung Ba Tri và lịch sử của huyện Ba Tri thì hãy theo dõi qua bài viết dưới...

Ba Tri của tỉnh Bến Tre được biết đến là một khu vực phát triển về nông nghiệp kết hợp với phát triển thủy sản và trọng tâm là đất ruộng An Ngãi Trung Ba Tri. Hiện nay khu vực này được nhiều người biết nhưng ít ai biết được lịch sử của nó. Chính vì thế nên đừng bỏ qua bài viết này nhé, bởi nó sẽ giới thiệu đến các bạn về huyện Ba Tri của tỉnh Bến Tre.

Thông tin cơ bản về Huyện Ba Tri

An Ngãi Trung là một trong các thị xã thuộc huyện Ba Tri của tỉnh Bến Tre. Khu vực xã An Hải Trung nói riêng có diện tích hiện nay khoảng 14.27 km2 và diện tích của huyện Ba Tri nói chung khoảng 355 km2. Vị trí của huyện Ba Tri nằm ở phía đông của tình này, còn bên phía bắc của Ba Tri tiếp giáp với huyện Bình Đại qua đường ranh giới là con song Ba Lai. Bên phía nam tiếp giáp với huyện Thạnh Phú với đường ranh giới là con sông Hàm Luông, khu vực phía tây tiếp giáp với huyện Giồng Trôm.

Bản đồ hành chính huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre

Bản đồ hành chính huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre

Huyện Ba Tri thuộc tỉnh Bến Tre có một thị trấn cùng tên là thị trấn Ba Tri và 24 xã bao gồm các xã An Bình Tây, xã An Hiệp, xã An Đức, xã An Hòa Tây, xã An Ngãi trung, xã An Ngãi Tây. Xã An Thủy, xã An Phú Trung, xã Bảo Thuận, xã Bảo Thạnh, xã Mỹ Chánh, xã Mỹ Nhơn, xã Mỹ Hòa, xã Mỹ Thạnh, xã Phú Ngãi, xã Phú Lễ, xã Tân Hưng, xã Tân Thủy, xã Tân Mỹ, xã Phước Tuy. Xã Tân Xuân, xã Vĩnh Hòa, xã Vĩnh An, trong đó điểm chú ý nhất là đất ruộng An Ngãi Trung Ba Tri.

Quá trình khai thác đất Ba Tri nói chung và đất ruộng An Ngãi Trung Ba Tri nói riêng

Đất huyện Ba Tri bồi tụ dinh dưỡng cao nhờ phù sa của sông Hàm Luông và song Ba Lai nên ở đây rất phát triển về nông nghiệp, trong đó có đất ruộng An Ngãi Trung Ba Tri. Với vị trí địa lý nằm sát biển nên cũng kết hợp làm ruộng với làm giồng.

Trong lịch sử phát triển của huyện thì vào giai đoạn cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII, Ba Tri lúc bấy giờ chỉ là khu vực đầm lầy và rừng hoang chiếm phần lớn diện tích. Là nơi trú ngụ của loài động vật rừng như heo rung, khỉ, cọp,…

Qua đó người dân đã nhận ra lợi thế của khu đất này là rất lớn, có thể sinh sống và phát triển do nằm giữa hai con song lớn và đặc điểm khu đất cũng cao ráo. Cho nên khu vực này được khai phá và trở thành điểm đầu tiên được người dân định cư và phát triển kinh tế. Đất ruộng An Ngãi Ba tri cũng vì thế mà phát triển cho đến ngày nay.

Đất Ba Tri có phần lớn diện tích là đất rừng hoang và là nơi cư ngụ của loài động vật rừng

Đất Ba Tri có phần lớn diện tích là đất rừng hoang và là nơi cư ngụ của loài động vật rừng

Quá trình phát triển văn hóa xã hội của huyện Ba Tri.

Là một khu vực ven biển và có đường ranh rới là 2 con song lớn nên đây cũng chính là điều kiện để Ba Tri có thể mở rộng mối quan hệ giao thương với bên ngoài. Người dân ở đây cũng tiếp cận sớm với nền văn hóa và những kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp như làm đất ruộng An Ngãi Trung Ba Tri qua đó cũng được cải thiện và phát triển.

Đây cũng là nơi từng được Nguyễn Đình Chiểu chọn để dạy học, sáng tác thơ văn kháng Pháp và hành nghề bốc thuốc chữa bệnh. Xét về phương diện văn hóa thì đây là nơi tụ hội nhiều di tích văn hóa được xếp hạng đó là kiến trúc xây dựng từ đời vua Minh Mạng năm 1826 và điển hình là đình Chùa Lễ. Và là nơi lưu trữ các kho tang lớn về ca dao, dân ca, thơ, lý, hò, hát bội,..và thêm nữa là lượng sách Hán Nôm cũng không phải là phần nhỏ và nằm rải rác trong dân của huyện này.

Ba Tri có rất nhiều nhân vật trong lịch sử nổi tiếng như Nguyễn Đình Chiểu- là một nhà thơ và là người yêu nước, chiến sĩ đầu tiên trong thời kỳ chống Pháp của lịch sử. Một cái tên không thể bỏ thể, là người thể hiện sức mạnh cho nữ giới đó là Sương Nguyệt Anh – chính là người phụ nữ đầu tiên ở Việt Nam làm chủ bút trên một tờ báo đó là tờ Nữ giới chung,… Những người này không chỉ được biết đến ở địa phương này mà còn được biết đến với cả nước ta và cho đến này chúng ta vẫn không thể quên.

Quá trình phát triển đất nông nghiệp huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre

Đất ruộng An Ngãi Trung Ba Tri ngày nay nói riêng và đất trong khu vực huyện Ba Tri nói chung được phát triển là do khu vực này nằm trong vùng ven biển. Qua đó, người dân tận dụng được lợi thế của nó và phát triển nghề làm nông, làm muối, làm giồng và đánh bắt thủy sản.

Trong những năm trước 1945 Ba Tri còn được biết đến là khu vực phát triển nghề dệt lụa và ươm tơ và từng nổi tiếng ở thị trường Nam Kỳ trong thời kỳ đó. Nhưng đã dần mai một đí theo thời gian do chiến tranh tàn phá và một phần địa phương này hiện chưa đủ điều kiện để có thể khôi phục nghề này lại.

đất ruộng An Ngãi Trung Ba Tri

đất ruộng An Ngãi Trung Ba Tri

Ngày nay, đất ruộng An Ngãi Trung Ba Tri và những vùng đất khác trong khu vực được thúc đẩy phát triển mạnh với việc xây dựng hệ thống thủy lợi nhằm phục vụ cho sản xuất. Đặc điểm đất nông nghiệp trong khu vực có đặc điểm thiếu nước ngọt trầm trọng vì đây vốn là nước ven biển với đặc điểm nước mặn nhiều. Nhưng đến nay, đã có đến ¾ diện tích đất đã được cung cấp tưới nước ngọt.

Ở đây chưa tính đến hệ thống thủy lợi đang được thi công ở ven sông Hàm Luông, và tính đến nay thì Ba Trì đã có hệ thống kênh tưới chính với chiều dài 46.7 km. Hệ thống kênh tưới nước này bao gồm kênh Bến Than, Vàm Hồ, Láng sen, Rạch Nò, Bà Hiền, An Bình Tây, Giống Quýt với một hệ thống ngăn mặn với chiều dài 42.85 km.

Nhờ vào đó nên diện tích cấy lúa ở đất ruộng An Ngãi Trung Ba Tri và đất ruộng khác trong huyện được tăng lên đáng kể, năng suất qua đó cũng tăng lên theo. Theo khảo sát thì trước năm 1975 nới này chỉ đạt 17000 ha diện tích ruộng nhưng đến nay đã tăng lên 33589 ha. Năng suất cũng tăng bình quân 33 tạ trên một ha, có nơi đạt năng xuất cao nhất là 5 tấn trên một ha.

Đất Ba Tri màu mỡ vì được bù đắp phù sa bởi hai con sông lớn

Đất Ba Tri màu mỡ vì được bù đắp phù sa bởi hai con sông lớn

Quá trình phát triển kinh tế ngành biển tại huyện Ba Tri

Qua ngành phát triển chủ lựa là nông nghiệp với đất ruộng An Ngãi Trung Ba Tri thì lĩnh vực phát triển mạnh thứ hai của khu vực này là thủy sản. Các bạn có thể thấy nơi này có sự phát triển nhanh qua từng thời kỳ.

Trong năm 1976, toàn bộ khu vực huyện chỉ có 300 chiếc tàu thuyền và phần lớn trong số đó là loại nhỏ và chỉ dùng để phục vụ việc đánh bắt gần bờ. Nhưng đến năm 2000 thì có hơn 1000 chiếc thuyền sử dụng với công suất cao, 50825 CV, trong số lượng này có đến 115 chiếc là có thể đánh bắt ở xa bờ với công suất 90CV trở lên. Theo đó thì sản lượng thu hoạch được cũng tăng đáng kể với tổng sản lượng hải sản đánh bắt được tăng gấp 7 lần so với năm 1976 sau giải phóng. Và con số này không chỉ dừng tại đó mà sẽ tiếp tục thúc đẩy phát triển và tăng lên không ngừng.

Vị trí địa lý thuận lợi nên ngành thủy sản cũng phát triển theo

Vị trí địa lý thuận lợi nên ngành thủy sản cũng phát triển theo

Cùng với những thông tin về đất ruộng An Ngãi Trung Ba Tri nói riêng và đất huyện Ba Tri nói chung được nêu ở phần trên giúp bạn nắm được tình hình của khu vực này rồi phải không nào.

Bình luận & chia sẻ bài viết
ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
X HOME - THINKDIFFERENTLY * NGÔI NHÀ ĐẶC BIỆT - SUY NGHĨ KHÁC BIỆT chuyên thiết kế, thi công xây dựng, nội thất, sơn bả thạch cao, mỹ thuật, sân vườn tiểu cảnh, cây cảnh, cây công trình. Hotline: 0965.163.169 - 0975.163.169 - 0949.163.169 - 0902.112.114 - 0915.511.577

CHAT VỚI

Chát 24/24