Theo đồ án Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (QHC Hà Nội) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hà Nội sẽ phát triển theo mô hình chùm đô thị gồm 1 đô thị trung tâm, 5 đô thị vệ tinh, các đô thị sinh thái, các thị trấn, có vành đai xanh, mặt nước và các khu chức năng khác, được kết nối với nhau bằng hệ thống giao thông hướng tâm và vành đai. Đô thị trung tâm được phân cách với các đô thị vệ tinh và các đô thị sinh thái, thị trấn bằng hành lang xanh (chiế
Để QHC Hà Nội trở thành hiện thực và đi vào cuộc sống, Phó giám đốc Sở QH-KT Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết: Hà Nội đang tiến hành lập kế hoạch và triển khai khoảng 30 đồ án QHC đô thị, quy hoạch xây dựng vùng huyện, trong đó có QHC 5 đô thị vệ tinh Sóc Sơn, Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên; QHC 11 thị trấn và 14 quy hoạch xây dựng vùng huyện.
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng đang triển khai 30 quy hoạch phân khu trong đó có 17 đồ án quy hoạch đã được UBND TP Hà Nội phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch; 60 đồ án quy hoạch chi tiết (trong đó có 7 KĐT đặc trưng như khu các TCty tại Cầu Giấy, khu vực bán đảo Hồ Tây, làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, khu trung tâm phố cũ Q.Hà Đông, Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc gia, trục không gian Cổ Loa - Hồ Tây, khu trung tâm Tây Hồ Tây); 16 khu tập thể cũ; 36 quy hoạch chi tiết hai bên tuyến đường và các quy hoạch đặc thù (chủ yếu là quy hoạch các khu di tích danh lam thắng cảnh quan trọng).
Song song với công tác quản lý, triển khai quy hoạch đô thị, TP cũng phải chú trọng công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới, nhằm thực hiện chính sách “tam nông” của Đảng và Nhà nước. Dự kiến, đến năm 2015 sẽ phủ kín quy hoạch xây dựng nông thôn mới toàn địa bàn, đảm bảo phát triển theo hướng hiện đại nhưng không phá vỡ cấu trúc đô thị của QHC.
Cũng theo ông Dương Đức Tuấn, bên cạnh công tác quản lý, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng nông thôn mới, Hà Nội sẽ tiếp tục rà soát các đồ án, dự án. Đây là các đồ án, dự án đã được tổ chức rà soát song song với quá trình nghiên cứu QHC nhưng nay cần chuẩn hóa theo đồ án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đặc biệt là các đồ án, dự án nằm trong vành đai xanh sông Nhuệ cần phải được nghiên cứu điều chỉnh phù hợp hoặc xem xét chuyển đổi sang khu vực phát triển đô thị khác để phù hợp với mô hình phát triển và quy định quản lý kèm theo đồ án.
Một vấn đề khác cũng được đặt ra trong quá trình triển khai QHC là đối với nội đô, hạn chế phát triển nhà cao tầng; tổ chức sắp xếp lại các chức năng sử dụng đất; phát triển, bổ sung hoàn thiện hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và hạn chế tăng dân số cơ học. Hà Nội sẽ phải giảm dân số của khu vực nội đô từ 1,2 triệu người hiện nay xuống còn 0,8 triệu người.
Theo quy định hiện hành, sau khi QHC Hà Nội được phê duyệt, chính quyền TP Hà Nội chủ trì triển khai các công việc như xây dựng và ban hành quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị gồm quy chế chung cho toàn TP, quy chế riêng cho các khu vực đô thị, các quận, huyện, thị xã và thị trấn đồng thời phải khẩn trương tổ chức lập và phê duyệt QHC các đô thị, quy hoạch phân khu, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch xây dựng vùng huyện và vùng lãnh thổ thuộc khu vực hành lang xanh và các quy hoạch chi tiết… |
Bình luận & chia sẻ bài viết