UBND huyện Bảo Yên (Lào Cai) quyết định thu hồi 30.460,6 m2 đất của 68 hộ dân tại khu vực cổng đền Bảo Hà (bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà) để triển khai dự án "Xây dựng công trình các hạng mục đền Bảo Hà" nhưng vấp phải sự phản đối của người dân do mức đền bù quá rẻ mạt.

UBND huyện Bảo Yên (Lào Cai) quyết định thu hồi 30.460,6 m2 đất của 68 hộ dân tại khu vực cổng đền Bảo Hà (bản Bảo Vinh, xã Bảo Hà) để triển khai dự án "Xây dựng công trình các hạng mục đền Bảo Hà" nhưng vấp phải sự phản đối của người dân do mức đền bù quá rẻ mạt.

Đất vàng nơi… cùng cốc

Từ những năm 70 của thế kỷ trước, 68 hộ dân từ Hải Dương, Hưng Yên đã khai phá đất hoang, sinh cơ lập nghiệp tại cổng đền Bảo Hà (thờ ông Hoàng Bảy). Từ đó đến nay họ vẫn sinh sống ổn định không tranh chấp với ai…


Khu đất này được ví là đất vàng, vì khả năng sinh lời cao từ dịch vụ kinh doanh

Trước đây, đền Bảo Hà (Di tích lịch sử quốc gia) cũng như đa phần đình chùa miếu mạo, rất ít người quan tâm. Gần đây, đền được xếp vào hàng thiêng nhất nhì cả nước.

Ngày thường xe cộ đã ra lào lũ lượt, vào tháng 7 âm lịch (giỗ ông Hoàng Bảy) và 2 tháng trước và sau tết Nguyên Đán, khách thập phương kéo về không có chỗ len chân. Các hộ làm dịch vụ như nghỉ trọ, ăn uống, kinh doanh đồ tế lễ… mỗi tháng doanh thu cả tỉ đồng. Dân cư trước cổng đền khấm khá nhờ… “ lộc ông Hoàng Bảy”.

Từ chỗ là đất vỡ hoang, hiện tại một m2 đất ở khu vực này có giá từ 5 đến 7 triệu đồng…

Thu hồi đất không có quyết định

Ông Phạm Ngọc Hanh 52 tuổi (bản Bảo Vinh) cho biết: Tôi bị thu hồi 100% đất ở (135 m2), giá đền bù đất đã thấp (160.000 đồng/m2), những vật dụng kiến trúc lại càng thấp hơn. Dự án thu 100% diện tích, nhưng chỉ cấp có 65 m2 đất tái định cư. Gia đình tôi có 5 khẩu, vài năm nữa con cái lớn lên phải dựng vợ gả chồng thì biết nhét vào đâu?


Mảnh đất được người ta chào mua hàng chục tỷ đồng này nay chỉ được đền bù giá bèo

Bà Nguyễn Thị Pháo 65 tuổi bức xúc: Diện tích của gia đình tôi rộng 200 m2 (ở ổn định từ 1961), gồm 1 ngôi nhà 5 tầng xây kiên cố và 1 nhà sàn 2 tầng (riêng tiền xây dựng đã hết trên 2 tỉ) chưa kể giá trị đất. Thế mà huyện chỉ đền bù cho diện tích 107 m2 và 2 ngôi nhà với số tiền 1,4 tỉ…

Gia đình ông Phạm Trung Hợp (SN 1957) có 4 hộ cùng sinh sống, kinh doanh trên diện tích 2.000 m2, với nhiều dãy nhà sàn gỗ, nằm ở vị trí đắc địa. “Có người trả tôi hàng chục tỷ đồng nhưng tôi không bán vì muốn ở lại làm ăn. Cả nhà tôi sống trông chờ vào công việc kinh doanh, phục vụ đền Ông. Thế mà nay Nhà nước lại thu hồi với giá rẻ như bèo. Theo bản đồ thiết kế, khi lấy đất nhà tôi, ngoài phần làm đường, sân lễ hội, còn lại là đấu giá, hết sức phi lý”.

Theo ông Hợp, nếu lấy đất của ông để làm các công trình công cộng thì ông đồng ý và đền theo giá thị trường. Còn lấy đất của gia đình ông đang kinh doanh, sinh sống để mang ra đấu giá thì ông không thể chấp nhận.


Hàng chục hộ dân không đồng tình với giá đền bù mà huyện đưa ra

Khi thu hồi đất, UBND huyện Bảo Yên đã không có căn cứ quan trọng nhất là QĐ do tỉnh Lào Cai ban hành.

UBND huyện cũng không có quyết định thu hồi đến từng hộ dân, mà xé thành 3 quyết định: QĐ số 969, ngày 18.5 (thu của 51 hộ), QĐ số 1429, ngày 11.7 (thu của 6 hộ) và QĐ số 1698, ngày 17.8 (thu của 9 hộ). Chúng tôi thấy cách làm của UBND huyện thiếu minh bạch vì thu hồi đất ở bao nhiêu năm của chúng tôi, giá thì rẻ mà sau đấy lại định đem đấu thầu giá cao.

Đổi cục vàng lấy… quả khế

Theo ông Đặng Văn Dụng - phó chủ tịch UBND huyện Bảo Yên, dự án “Xây dựng công trình các hạng mục đền Bảo Hà” do UBND huyện làm chủ đầu tư từ 2008 với kinh phí trên 13 tỉ đồng. Các thủ tục về đền bù thu hồi đất, phương án thiết kế... đều hoàn thiện (!).


Ông Đặng Văn Dụng (phải), phó chủ tịch UBND huyện Bảo Yên

Công trình gồm hệ thống đường T1 và T2, bãi đỗ xe, sân hành lễ. Một phần diện tích dành cho tái định cư tại chỗ. Số còn lại 16 lô sẽ cho đấu giá lấy kinh phí xây dựng hạ tầng. Những hộ nào đủ tiêu chuẩn tái định cư thì diện tích ( 65 m2) được tính bằng giá đền bù. Những hộ không đủ điều có nhu cầu thì được mua theo đất định giá quyền sử dụng (2,6 triệu/ m2).

Toàn bộ 68 hộ dân có đất bị thu hồi đều chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy sẽ có một số hộ không đủ điều kiện tái định cư… Nhưng ý kiến của người dân cho rằng: Đất họ khai hoang từ những năm 60, 70, không có tranh chấp, sử dụng ổn định, do đó theo Luật Đất đai thì họ được công nhận quyền sử dụng đất. Do vậy, nếu bị thu hồi đất thì người dân phải được thương lượng.

Nếu huyện xây dựng hạ tầng cho thêm phần khang trang thì họ đồng ý, nhưng đất ở đây tỉ lệ sinh lời cao, không thể áp giá đền bù với mức 160.000 đồng/m2.

Mặt khác, trước đây họ có hàng trăm m2 nhưng nay chỉ được tái định cư 65 m2, muốn có thêm diện tích lại phải “đấu giá ngay đất của mình” với mức khởi điểm là 2,8 triệu ( như dự kiến) thì khác nào “ đổi cục vàng lấy quả khế”.

Được biết, đến nay UBND tỉnh Lào Cai đã phải “ bơm” tiếp 10 tỉ đồng, đưa mức đầu tư lên hơn 20 tỉ và yêu cầu phải triển khai dự án trong tháng 8. Nhưng đến 31.8 huyện mới đền bù được 29 hộ.


Ông Lục Đức Quân - phó chủ tịch UBND xã Bảo Hà thừa nhận huyện áp giá quá thấp, gây thiệt hại cho bà con nhưng đành "bó tay"

Trao đổi với PV Người đưa tin, ông Lục Đức Quân - phó chủ tịch UBND xã Bảo Hà thừa nhận: “ Mức đền bù 160.000 đồng/m2 như cách tính của huyện là quá thấp so với thị trường. Nếu không thay đổi đơn giá đền bù thì khó lòng triển khai dự án trong vòng vài tháng tới.