Ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết trước những biến động về tỷ giá, lãi suất ở trong nước cũng như những biến động bất lợi về giá các nguyên nhiên liệu đầu vào trên thị trường thế giới, nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép đã giảm lượng bán hàng ra thị trường để “nghe ngóng” về giá bán.

Ông Phạm Chí Cường - Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết trước những biến động về tỷ giá, lãi suất ở trong nước cũng như những biến động bất lợi về giá các nguyên nhiên liệu đầu vào trên thị trường thế giới, nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thép đã giảm lượng bán hàng ra thị trường để “nghe ngóng” về giá bán.

Vào thời điểm này, giá thép bán ra của doanh nghiệp trong tình trạng sẽ phải “đuổi” theo giá mua của lô hàng tiếp theo, ít nhất là đến ngày 1/4 tới - thời điểm các doanh nghiệp phải chốt các hợp đồng mua nguyên liệu đầu vào như phôi thép, than cốc, quặng, thép phế…

Theo ông Cường, hiện một số doanh nghiệp thành viên của Hiệp hội đã bắt đầu tăng giá bán thép xây dựng thêm 500.000-600.000 đồng/tấn để bù biến động giá. Tuy nhiên, chắc chắn giá thép cũng không thể tăng cao hơn nữa cũng như doanh nghiệp cũng không thể “găm” hàng chờ tăng giá quá lâu, ông Cường khẳng định.


Với đặc thù tồn kho thép chỉ ở mức dưới 300.000 tấn/tháng, dự trữ phôi cũng chỉ 500.000 tấn/tháng, doanh nghiệp thép mới có thể đảm bảo hiệu quả và kinh doanh có lãi bởi lãi suất vay ngân hàng hiện đang ở mức cao. Tăng giá quá cao, các công trình xây dựng sẽ không mua thép nữa và tạm thời dừng tiến độ xây dựng để điều chỉnh đơn giá.

Đặc biệt, nếu doanh nghiệp trong nước tăng giá thép lên quá cao sẽ tự đánh mất cơ hội cạnh tranh với thép nhập khẩu từ Trung Quốc và Đông Nam Á vào thị trường Việt Nam.

Hiện nay giá thép Trung Quốc và Đông Nam Á rẻ hơn giá thép trong nước từ 500.000-600.000 đồng/tấn./.