Chỉ thị 01 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc siết chặt tín dụng đối với thị trường bất động sản có hiệu lực được gần 5 tháng.

Chỉ thị 01 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc siết chặt tín dụng đối với thị trường bất động sản có hiệu lực được gần 5 tháng.

Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã cho thấy có những tín hiệu tốt, đó là giảm đầu cơ trong lĩnh vực này. Tuy nhiên với cách siết chặt đại trà như hiện nay thì nhiều ngành nghề sản xuất trong lĩnh vực bất động sản cũng bị dơi vào thế khó khăn . Hậu quả là nhiều doanh nghiệp vật liệu xây dựng cung ứng cho thị trường bất động sản không bán được hàng, phải cắt giảm nhân công, hoạt động cầm cự. Vì thế đã có ý kiến cho rằng chỉ thị 01 của ngân hàng nhà nướccần phải phân biệt rõ đâu là khâu cần thắt chặt và đâu là lĩnh vực cần tạo điều kiện để duy trì phát triển sản xuất.


Kho hàng của Công ty Gốm sứ Viglacer ra đã hết chỗ chứa vì hàng sản xuất ra không bán được. Từ chỗ chạy 30 ngày mỗi tháng giờ chỉ chạy cầm chừng 10 ngày mỗi tháng, thậm chí còn phải ngừng sản xuất vì chủ doanh nghiệp bế tắc trong tiêu thụ sản phẩm.


Ông Nguyễn Minh Tuấn, phó Tổng Giám đốc, Tổng Công ty Viglacera cho biết “Hiện nay các sản phẩm tồn kho của chúng tôi ngày càng nhiều như sản phẩm kính xây dựng, gạch ngói đất sét lung… Đặc biệt doanh nghiệp thành viên gốm xứ hạ long có lượng hàng tồn kho 2 tháng nay không bán được. Trước đây lượng tồn kho nhiều nhất là 2 tháng, nhưng hiện nay hàng tồn lên tới vài tháng là chuyện bình thường”.


Không chỉ những doanh nghiệp lớn phải chịu bế tắc trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng cùng chung số phận. Như công ty sản xuất vật liệu xây dựng ống thép hạ ngầm cho các công trình xây dựng cao tầng chung cư cũng như cọc bê tông chịu lực từ nhiều tháng nay sản phẩm mà công ty làm ra chất chứa đầy kho, cỏ mọc chùm đầy.


Điều này đã dẫn tới gần một tháng nay công ty đã cho 2/3 số lao động nghỉ việc.


“Trước kia lãi suất ở mức 10,5 đến 11% trên năm thì quân số cán bộ, công nhân viên ở trong công ty khoảng 140 người. Nhưng sau khi lãi suất lên cao công ty không nuôi nổi, chính vì vậy hiện nay công ty đã cho nghỉ 2/3 lao động. Ông Nguyễn Quang Tạo, Giám đốc Công ty Vật liệu xây dựng Tiến Thọ buồn bã chia sẻ với chúng tôi về cảnh ngộ hiện tại của công ty mình.


Cần tìm hướng “nới” cho các doanh nghiệp sản xuất

Các doanh nghiệp thép đã tiêu thụ chậm chỉ bằng ½ so với cùng kỳ năm 2010


Cùng cảnh ngộ với 2 doanh nghiệp trên, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Nam Thắng tại phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng khoảng nửa năm nay hầu như hoạt động sản xuất chỉ 5 buổi trên tuần. Bình thường trước đây mức lãi suất khoảng 16% trên năm doanh nghiệp này có tới gần 1.000 lao động làm việc 3 ca một ngày, kể cả ngày chủ nhật, ngày lễ, tết. Vậy mà thời điểm này khi phóng viên có mặt tại đây vào buổi sáng thứ 7 mà cửa vào công ty vẫn đóng, then vẫn cài.


Với chính sách siết chặt tín dụng của NHNN đối với lĩnh vực phi sản xuất mà cụ thể là việc đưa tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ tối đa về mức 22% trước ngày 01/07/2011 và về mức 16% vào cuối năm đã đẩy phần lớn các mặt hàng vật liệu xây dựng phục vụ cho ngành xây dựng đang ở trong tình trạng tồn kho, ế hàng. Tuy nhiên theo một số chuyên gia cho rằng cách đánh giá như vậy là chưa hoàn toàn hợp lý.


Theo ông Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế cao cấp viện nghiên cứu kinh tế xã hội Hà Nội “ Chỉ thị 01/CT-NHNN năm 2011 thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội theo đó thắt chặt tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất nói chung và thị trường bất động sản nói riêng là một chủ trương rất đúng. Tuy nhiên, cái hạn chế ở đây là ngân hàng nhà nước trước khi ban hành chỉ thị đã không nghiên cứu rõ thị trường, chính vì vậy không phân biệt rõ được đâu là lĩnh vực sản xuất cần “nới” và đâu là lĩnh vực phi sản xuất cần “siết”. Chính vì sự phận biệt khái niệm chưa rõ này đã dẫn tới tình trạng đánh đồng cả lĩnh vực sản xuất, cũng như phi sản xuất”.


 Cần tìm hướng “nới” cho các doanh nghiệp sản xuất

Vật kiệu xây dựng ế ẩm


Vật liệu xây dựng là ngành sản xuất và cũng là đầu vào của ngành bất động sản. Vì thế khi tín dụng bị siết chặt, điều đó cũng đồng nghĩa với việc các công trình xây dựng bị ngừng lại, khi đó ngành sản xuất vật liệu xây dựng cũng gặp khó khăn. Theo ông Nguyễn Trần Nam, Thứ trưởng Bộ Xây dựng thì “bất cứ hoàn cảnh nào vật liệu xây dựng phải đi vào thị trường bất động sản. Vì thế chúng ta vẫn phải chọn các dự án có tính thanh khoản cao để tiếp tục cho vay chẳng hạn như những dự án đang xây sắp hoàn thành, những dự án nhà ở...


Ông Nguyễn Văn Giàu, nguyên thống đốc ngân hàng nhà nước Việt nam cho biết: Từ thực tế triển khai chỉ thị 01 đã cho thấy có những dấu hiệu tốt trong việc siết chặt tín dụng đối với lĩnh vực phi sản xuất như tránh hiện tượng đầu cơ, làm giá ở 2 thị trường bất động sản và chứng khoán,. Tuy nhiên, cũng bộc lộ một số hạn chế chính là chưa phân định được thế nào là lĩnh vực phi sản xuất cần “siết chặt” và đâu là lĩnh vực thực nhóm ngành sản xuất cần phải “nới” để khuyến khích sản xuất phục vụ nhiệm vụ chung là phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy trong thời gian tới ngân hàng sẽ phối hợp với các bộ ngành liên quan phân chia rõ ràng đâu là lĩnh vực phi sản xuất cần siết chặt và đâu là lĩnh vực sản xuất cần ưu tiên cho vay theo như tinh thần của nghị quyết 11 của Chính phủ.


Những nhà máy, xí nghiệp, xưởng sản xuất kinh doanh ở trên đang trong tình trạng ế hàng, ngừng sản xuất đã kéo theo hàng nghìn công nhân không có việc làm, hệ lụy kèm theo đó là hàng nghìn gia đình gặp khó khăn trong cuộc sống. Vì thế các doanh nghiệp mong rằng sớm có quy định chi tiết và rõ ràng hơn về thế nào là ngành nghề trong lĩnh vực bất động sản để họ có thể khắc phục khó khăn và tiếp tục sản xuất.