"Điều gì có thể gây rối trật tự tài chính hiện tại hơn tiền điện tử" là chủ đề của báo cáo mới nhất của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới.

"Điều gì có thể gây rối trật tự tài chính hiện tại hơn tiền điện tử" là chủ đề của báo cáo mới nhất của các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới.

Báo cáo mới từ Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) và 7 ngân hàng trung ương khác gồm Ngân hàng Trung ương Anh (BoE), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cho thấy rằng, dù tiền tệ kỹ thuật số của ngân hàng trung ương (CBDC) là một đổi mới đột phá đối với chính sách tiền tệ, tạo ra nhiều cơ hội, nhưng cũng đi kèm với nhiều yếu tố không chắc chắn.

Trong khi các trường hợp muốn cho sử dụng CBDC với phạm vi rộng rãi, các ngân hàng trung ương chủ yếu muốn sử dụng chúng như một công cụ để tăng cường tài chính toàn diện, cung cấp nền tảng cho tất cả các hệ thống thanh toán do tư nhân quản lý, nâng cao hiệu quả của các chính phủ để thu thuế, bên cạnh các lợi ích khác liên quan đến việc tiến tới một xã hội không dùng tiền mặt.

Một rủi ro được nhấn mạnh trong báo cáo là khả năng xuất hiện việc rút tiền hàng loạt khỏi hệ thống ngân hàng (bank run). Trong một cuộc khủng hoảng kinh tế, "chi phí giao dịch giảm của CBDC có thể làm trầm trọng thêm tình trạng rút tiền hàng loạt" vì các loại tiền kỹ thuật số này có thể được "coi là nơi trú ẩn an toàn".

Eswar Prasad, giáo sư cấp cao về chính sách thương mại tại Đại học Cornell và là tác giả của cuốn sách tập trung vào CBDC - “Tương lai của tiền tệ” cho biết, hiện tượng rút tiền hàng loạt ra khỏi hệ thống ngân hàng chỉ là một trong nhiều rủi ro mà các ngân hàng trung ương cần cân nhắc khi phát CBDC.

"Hệ thống thanh toán kỹ thuật số chi phí thấp do ngân hàng trung ương cung cấp không chỉ có nguy cơ làm gián đoạn hệ thống ngân hàng, mà còn có thể không khuyến khích các đổi mới thanh toán của khu vực tư nhân", Giáo sư Eswar Prasad cho biết.

Nic Carter, đồng sáng lập Coin Metrics và là đối tác hiện tại của Castle Island Ventures cho biết, đồng đô la kỹ thuật số do Fed phát hành có thể được sử dụng để "quốc hữu hóa lĩnh vực ngân hàng thương mại" một cách hiệu quả.

"Tôi nghĩ mối đe dọa lớn nhất đối với phố Wall và các ngân hàng và khu vực ngân hàng thương mại thực sự là các CBDC", ông Carter cho biết.

Ông Prasad cũng cảnh báo rằng, nếu các quốc gia chuyển từ tiền mặt sang tiền kỹ thuật số thì tính bảo mật trong các giao dịch tài chính và quyền riêng tư có thể bị xâm phạm. Mặt khác, cùng một hiệu quả chi phí thấp đi, tiền mặt kỹ thuật số sẽ có nguy cơ bị tấn công và tội phạm mạng lớn hơn.

"Để CBDC hoạt động hiệu quả, các tổ chức nhà nước và tư nhân cần hợp tác để đảm bảo tích hợp với các hệ thống thanh toán hiện có; dự đoán nhu cầu tương lai của khách hàng; hỗ trợ đổi mới, đồng thời duy trì niềm tin, quyền riêng tư và sự ổn định của công chúng trong phạm vi hệ thống tài chính rộng lớn hơn", báo cáo của BIS cho biết.

Cũng theo báo cáo, trong khi cuộc đua phát hành CBDC lần đầu tiên đang nóng lên, rủi ro của việc phát hành quá nhanh cũng đi kèm với nhiều chi phí.

"Điều này sẽ đòi hỏi nghiên cứu và phân tích sâu rộng. Điều đáng khích lệ là các ngân hàng trung ương lớn đang hợp tác thực hiện nghiên cứu và thử nghiệm nền tảng sâu rộng trước khi dự tính triển khai chính thức CBDC”, ông Prasad cho biết.

The Atlantic Council - tổ chức tư vấn có trụ sở tại Washington chuyên theo dõi tiến độ của các dự án CBDC khác nhau trên toàn thế giới cho biết, có hơn 81 quốc gia và vùng lãnh thổ đang khám phá CBDC. Trong đó, có ít nhất 5 quốc gia, bao gồm cả Bahamas đã tung ra một loại tiền kỹ thuật số.

Hơn 10 quốc gia khác đang trong giai đoạn thử nghiệm, Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tung ra đồng nhân dân tệ kỹ thuật số cho người nước ngoài tại Thế vận hội Bắc Kinh sắp tới vào năm 2022.